Trước tình hình dịch sốt xuất huyết tăng nhanh ở Lâm Đồng, các ban, ngành chức năng tỉnh và người dân đang tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, nhất là việc diệt loăng quăng, muỗi.
Tuy nhiên, tại các địa bàn như: huyện Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lộc...,chính quyền địa phương còn “đứng ngoài” việc xử lý dập dịch. Tại các xã Đinh Trang Hòa, Tam Bố, đoạn qua quốc lộ 20, huyện Di Linh, khu vực xảy ra ổ dịch là vùng dân cư đông, có sân vườn và chăn nuôi gia súc. Tại khu vực này, hầu hết các hộ gia đình đều trữ lốp xe máy, xe ô tô cũ và chất thành đống phía sau nhà. Hàng nghìn lốp xe máy, xe ô tô đều chứa nước mưa. Đây chính là môi trường sinh sống của loăng quăng sinh sản ra muỗi, trong đó có loài muỗi gây bệnh sốt xuất huyết. Ngoài những “điểm đen” nói trên, khu vực này còn tồn tại nhiều rác thải, nước đọng từ cống rãnh chưa được khai thông. Đây chính là những yếu tố để muỗi phát triển.
Mặc dù dịch bệnh sốt xuất huyết gia tăng nhưng nhiều người bị mắc bệnh sau khi xuất viện về nhà cũng rất thờ ơ với việc phòng chống dịch. Qua khảo sát cũng cho thấy, đồng bào dân tộc thiểu số chưa có thói quen nằm ngủ trong mùng chống muỗi. Công tác vệ sinh môi trường tại khu dân cư chưa cao. Anh K’ Hùng, thôn 2A xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh cho biết: “Vài tháng gần đây trong thôn có nhiều người phải nhập viện vì sốt xuất huyết nhưng không biết do muỗi đốt. Gia đình tôi cũng chưa có thói quen ngủ mùng”.
Mặc dù dịch bệnh sốt xuất huyết gia tăng nhưng nhiều người bị mắc bệnh sau khi xuất viện về nhà cũng rất thờ ơ với việc phòng chống dịch. Qua khảo sát cũng cho thấy, đồng bào dân tộc thiểu số chưa có thói quen nằm ngủ trong mùng chống muỗi. Công tác vệ sinh môi trường tại khu dân cư chưa cao. Anh K’ Hùng, thôn 2A xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh cho biết: “Vài tháng gần đây trong thôn có nhiều người phải nhập viện vì sốt xuất huyết nhưng không biết do muỗi đốt. Gia đình tôi cũng chưa có thói quen ngủ mùng”.
Theo ông K’ Nhim, Trưởng Trạm y tế xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh, mới đây, các cán bộ y tế xã đã tổ chức buổi tập huấn kiến thức về bệnh sốt xuất huyết cho bà con. Tuy nhiên, do ý thức phòng dịch của người dân thấp. Các gia đình trữ nước mưa trong các dụng cụ và để ngoài trời nên đã tạo điều kiện cho muỗi phát triển. Trong khi đó, chiến dịch diệt loăng quăng, muỗi của địa phương hiện rất bất cập, cán bộ y tế phải “đơn thương độc mã”.
Theo bác sĩ Đồng Sĩ Quang, Trưởng phòng nghiệp vụ Y, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng, tính đến 14/8 toàn tỉnh có 1.015 ca sốt xuất huyết nhập viện, không có ca tử vong. Những địa phương có số ca mắc nhiều là: Thành phố Bảo Lộc 285 ca, huyện Lâm Hà 141 ca, huyện Di Linh 198 ca. Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh xếp Lâm Đồng đứng thứ 13/20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam về số ca sốt xuất huyết.
Theo bác sĩ Đồng Sĩ Quang, Trưởng phòng nghiệp vụ Y, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng, tính đến 14/8 toàn tỉnh có 1.015 ca sốt xuất huyết nhập viện, không có ca tử vong. Những địa phương có số ca mắc nhiều là: Thành phố Bảo Lộc 285 ca, huyện Lâm Hà 141 ca, huyện Di Linh 198 ca. Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh xếp Lâm Đồng đứng thứ 13/20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam về số ca sốt xuất huyết.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có công điện về tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết. Sở Y tế tiếp tục khuyến cáo người dân thực hiện tốt khẩu hiệu: “Không có muỗi, không có loăng quăng thì không có sốt xuất huyết”. Ngành Y tế đã phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm tra, khoanh vùng những khu dân cư có người mắc bệnh sốt xuất huyết để phun thuốc diệt muỗi, không để lây lan trên diện rộng. Ngành y tế cũng khuyến cáo người dân tự diệt muỗi, loăng quăng để phòng bệnh sốt xuất huyết.
Ngành y tế tỉnh Lâm Đồng cũng dự báo, trong thời gian tới, số ca mắc sốt xuất huyết sẽ tăng nếu không kiên trì thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống do những tháng tới là thời gian cao điểm về bệnh sốt xuất huyết với đỉnh dịch kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11-2016.
TTXVN
Không có nhận xét nào