KẾ HOẠCH Thực hiện Nghị quyết xây dựng tổ chức Hội cơ sở vững mạnh


Thực hiện kế hoạch số 179/CTĐ-LĐ ngày 09/6/2015 của Hội Chữ thập đỏ Lâm Đồng về việc thực hiện Nghị quyết xây dựng tổ chức Hội cơ sở vững mạnh. Hội Chữ thập đỏ thành phố Bảo Lộc xây dựng Kế hoạch thực hiện Nghị quyết tổ chức Hội cơ sở vững mạnh với các nội dung sau đây:
- Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, chính quyền các cấp ở địa phương, các cấp Hội đã có nhiều chủ trương, biện pháp xây dựng Hội cơ sở, cùng với sự nổlực của cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, công tác xây dựng Hội và phong trào Chữ thập đỏ ở cơ sở đã có chuyển biến tích cực.
          - Tổ chức Hội được cng cố, kiện toàn và phát triển ngày càng sâu rộng, số lượng và chất lượng cán bộ, Hội viên được tăng cường; nội dung, phương thức hoạt động của Hội cơ sở có nhiều đổi mới, xuất hiện nhiều mô hình mới, điển hình mới, cách làm năng động, sáng tạo ở cơ sở. Kết quả hoạt động ở cơ sở đã góp phần quan trọng vào những thành tựu chung của toàn Hội.
- Các cấp Hội luôn xây dựng quy chế làm việc; kế hoạch hoạt động. Thường xuyên tổ chức hội nghị Ban chấp hành kết hợp với giao ban theo quy định điều lệ hội nhằm nắm bắt thông tin kịp thời về việc triển khai, thực hiện kế hoạch; những tâm tư nguyện vọng của cán bộ, giải quyết khó khăn vướng mắc, thúc đẩy tinh thần đoàn kết, động viên đội ngũ cán bộ hội hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó còn tìm hiểu hoàn cảnh bản thân, gia đình Hội viên, vận động và giúp đỡ kịp thời khi gia đình hội viên gặp hoàn cảnh khó khăn.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác Hội Chữ thập đỏ cấp hội cơ sở còn những hạn chế:
- Tổ chức Hội cơ sở ở một số địa phương phát triển chưa đồng đều; việc phát triển Hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ nhiều nơi chạy theo số lượng, chưa chú trọng đến chất lượng; một vài đơn vị lại quá thiên vào việc thu hội phí hội viên, xóa tên hội viên quá dễ dãi, mất cân đối tỉ lệ hội viên trên dân số/ hộ gia đình…công tác quản lý Hội viên, tình nguyện viên còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
          - Hoạt động của Hội cơ sở nhiều nơi còn chậm đổi mới, hiệu quả thấp, cán bộ Hội chưa được quan tâm bồi dưỡng, cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động cho các cấp hội quá thấp, nhất là cấp cơ sở.
* Nguyên nhân của hạn chế nêu trên là:
          - Vị trí công tác Hội ở một số cơ sở còn xem nhẹ đối với các tổ chức chính trị xã hội khác nên ngay từ việc bố trí cán bộ Hội cấp cơ sở ở một số nơi còn hạn chế.
          - Quy định về công tác cán bộ đối với Hội Chữ thập đỏ các cấp chưa thật sự rõ ràng thậm chí ỏ cấp cơ sở chưa có.
          - Công tác cán bộ thường xuyên thay đổi, năng lực trình độ còn nhiều hạn chế, chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ cấp cơ sở còn quá ít ỏi nên việc thu hút cán bộ có trình độ tâm huyết  vào làm việc là cực kỳ khó khăn.
I. MỤC ĐÍCH VÀ CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN
1. Mục tiêu
          Xây dựng tổ chức hội cơ sở vững mạnh; phát triển và nâng cao chất lượng cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của Hội cơ sở, hoàn thành các nhiệm vụ đề ra.
2. Các chỉ tiêu cơ bản.
          - Công tác phát triển hội viên: Tăng thêm 1-2%/năm;
- Cơ sở Hội đặt mua báo chí của Hội: đạt 70-80%/;
- 100% cán bộ Hội các cấp có trang phục và huy hiệu CTĐ;
- 100% cấp xã, phường và trường học có Nghị quyết chuyên đề, kế hoạch và biện pháp cụ thể về xây dựng Hội vững mạnh.
- Thu hội phí trên 80% hội viên đóng hội phí đầy đủ và đúng quy định.
- 100% Hội cơ sở có quỹ nhân đạo với số dư ít nhất là 5 triệu đồng.
- 100% Hội cơ sở có sổ sách quản lý Hội viên, tình nguyện viên đúng quy định.
- 80% Hội viên trở lên đóng hội phí đầy đủ và đúng quy định.
- 100% Hội cơ sở được kiểm tra định kỳ và được tập huấn nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về công tác Chữ thập đỏ.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp hội đối với việc xây dựng tổ chức Hội cơ sở.
Các cấp Hội cần nhận thức rõ vai trò và vị trí của cấp Hội cơ sở. Có Nghị quyết, chủ trương, kế hoạch cụ thể việc củng cố, phát triển Hội viên hội cơ sở trong tình hình mới, đưa công tác xây dựng hội cơ sở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp Hội. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cấp với những công việc và chỉ tiêu cụ thể.
Hội Chữ thập đỏ thành phố ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết xây dựng Hội cơ sở; xây dựng tiêu chí Hội cơ sở vững mạnh, ban hành bảng điểm thi đua hằng năm có sữa đổi, bổ sung để phù hợp với từng loại hình cơ sở; tham mưu với cấp ủy, chính quyền có cơ chế, chính sách phù hợp với cán bộ và hoạt động tổ chức Hội cơ sở; định kỳ kiểm tra cấp dưới trong việc xây dựng, phát triển tổ chức hội cơ sở; phổ biến nhân rộng các điển hình tiên tiến, cách làm năng động sáng tạo trong hoạt động hội cơ sở.
Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ hội cơ sở trong quá trình triển khai hoạt động. Tổ chức lồng ghép các hoạt động tham quan, chia sẻ kinh nghiệm về các mô hình hoạt động của cơ sở Hội cơ sở đạt hiệu quả.
2. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức Hội cơ sở
          Hoạt động Hội cơ sở cần đổi mới theo hướng dân chủ, công khai và minh bạch, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích và Điều Lệ Hội, phát huy được tinh thần trách nhiệm, tình cảm của cán bộ, hội viên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ và sự tham gia của toàn hệ thống cộng đồng.
          Đa dạng hóa nội dung phương thức hoạt động Hội tại cơ sở, đảm bảo tính linh hoạt, năng động trong hoạt động Hội, xây dựng và nhân rộng các mô hình phù hợp như: Bếp ăn tình thương Chữ thập đỏ, trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp, “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, phòng ngừa và ứng phó thảm họa, khám chữa bệnh nhân đạo. Tránh tình trạng dàn trải, chung chung, không rõ vai trò và hình ảnh của Hội.
Hoạt động của Hội cần gắn với các chương trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Thông qua các việc thực hiện các chương trình, làm cho các hoạt động của Hội gắn bó với hoạt động chính trị của địa phương, sát với yêu cầu, đời sống của nhân dân, qua đó có thêm những điều kiện về ngân sách để hoạt động. Phối hợp với các ban, ngành tổ chức lồng ghép các hoạt động Chữ thập đỏ. Phát huy vai trò tham mưu, nồng cốt của tổ chức Chữ thập đỏ trong hoạt động nhân đạo, khắc phục tình trạng quá tải trong việc huy động đóng góp của nhân dân.
Tổng kết các mô hình hoạt động của Hội, nhân rộng các mô hình có hiệu quả, phát huy được sự tham gia của đông đảo người dân và các cấp chính quyền.
3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội cơ sở.
Các cấp Hội chủ động tham mưu với cấp ủy đảng thực hiện tốt công tác cán bộ, nhất là đào tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, đánh giá, bố trí cán bộ, tham mưu bố trí những cán bộ có uy tín, có năng lực vận động quần chúng làm công tác Hội.
Tập trung đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ Hội cơ sở theo phân cấp, phối hợp với trung tâm chính trị cấp tỉnh, cấp huyện định kỳ tập huấn nghiệp vụ, cập nhật thông tin về công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ cho cán bộ Hội cơ sở.
Thực hiện tốt công tác đánh giá cán bộ hàng năm theo chiều cấp trên đánh giá cấp dưới, qua đó giúp cán bộ phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, đồng thời làm căn cứ để đào tạo, luân chuyển, chăm lo chính sách cán bộ.
Tham mưu thực hiện tốt công tác quản lý cán bộ Hội cơ sở, chăm lo tháo gỡ cơ chế hoạt động chính sách cán bộ Hội. Có các hình thức cổ vũ, động viên kịp thời những cán bộ Hội cơ sở có thành tích xuất sắc trong hoạt động Hội.
4. Phát triển và nâng cao chất lượng hội viên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ.
Các cấp hội cần rà soát, đánh giá số lượng và công tác phát triển hội viên, tình nguyện viên trong tình hình mới. Việc phát triển Hội viên, tình nguyện viên phải chú trọng chất lượng, phải căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ hoạt động nhân đạo tại địa phương và nguyện vọng của hội viên, tình nguyện viên.
Các xã, phường trường học cần chủ động tìm ra phương thức thu hút và tập hợp hội viên, tình nguyện viên trong hoạt động Chữ thập đỏ. Xây dựng các mô hình hoạt động tình nguyện đặc thù tại các địa bàn, đáp ứng yêu cầu thực tế công tác nhân đạo như: Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo, bếp ăn tình thương Chữ thập đỏ tại các trung tâm Y tế, vận động gây quỹ, hiến máu tình nguyện, ngân hàng máu sống... đa dạng hóa và mở rộng các hoạt động cũng như phạm vi hoạt động của các đội nhóm tình nguyện khi có điều kiện. Đổi mới công tác tập hợp và thu hút hội viên, tình nguyện viên với các chương trình và nhiệm vụ  trọng tâm của Hội.
Hướng dẫn kỹ năng tổ chức hoạt động Hội để hội viên, tình nguyện viên chủ động trong các hoạt động tại địa bàn: về Phong trào Chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế. Biểu tượng và sử dụng biểu tượng Chử thập đỏ. Công tác Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Luật hoạt động  Hội Chữ thập đỏ...
Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên đối với công tác quản lý hội viên, tình nguyện viên. Định kỳ kiểm tra công tác quản lý hội viên, tình nguyện viên, kết quả công tác thu và trích nộp hội phí trong tổng thể công tác xây dựng tổ chức Hội. Chú trọng tôn vinh, khen thưởng hội viên, tình nguyện viên có đóng góp xuất xắc trong hoạt động Chữ thập đỏ.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Chấp hành Thành hội ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết xây dựng tổ chức Hội cơ  sở vững mạnh.
2. Các xã, phường trường học tổ chức nghiên cứu, quán triệt và xây dựng kế hoạch thực hiện nghị quyết; bổ sung các chỉ tiêu trong kế hoạch. Nghị quyết hàng năm và tiến hành việc kiểm tra đánh giá định kỳ việc thực hiện nghị quyết ở cấp mình.

Hội Chữ thập đỏ các xã, phường trường học căn cứ các nội dung trong kế hoạch, triển khai thực hiện Nghị quyết.

Không có nhận xét nào