Kế hoạch Tổ chức Đại hội Hội Chữ thập đỏ cấp cơ sở

KẾ HOẠCH
Tổ chức Đại hội Hội Chữ thập đỏ cấp cơ sở tiến tới Đại hội
Hội Chữ thập đỏ thành phố Bảo Lộc khóa V, nhiệm kỳ 2016- 2021
-------------
Căn cứ Điều lệ và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam quy định;
Căn cứ kế hoạch số 278/KH-CTĐ ngày 08/9/2015 về tổ chức Đại hội Hội Chữ thập đỏ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lâm Đồng lần thứ VIII nhiệm kỳ (2016-2021) của Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lâm Đồng;
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
1. Tạo đợt sinh hoạt rộng rãi trong các tổ chức cơ sở Hội và các tầng lớp nhân dân, thanh thiếu niên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ, nhằm đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của Đại hội cấp mình trong nhiệm kỳ qua; xây dựng phương hướng, nhiệm vụ và đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ trong nhiệm kỳ mới.
2. Bầu cử các cơ quan lãnh đạo của Hội và bầu đoàn đại biểu tham dự Đại hội Hội cấp trên, đảm bảo tiêu chuẩn, cơ cấu hợp lý.
3. Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng văn kiện đại hội cấp trên; đóng góp ý kiến vào văn kiện đại hội toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ X và dự thảo Điệu lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sửa đổi.
4. Đại hội Hội Chữ thập đỏ các cấp phải đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và sự quản lý của Nhà nước; việc tổ chức Đại hội phải đổi mới, khoa học, phát huy được dân chủ, trí tuệ tập thể, đảm bảo đoàn kết, trang trọng, thiết thực, tránh phô trương hình thức; công tác nhân sự phải được chuẩn bị dân chủ, đúng quy trình, đảm bảo chất lượng; phải tổ chức tốt công tác tuyên truyền trước, trong và sau đại hội.
5. Phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên trong tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và chăm lo tốt hơn nhu cầu, lợi ích chính đáng của hội viên, thanh niên. Nhằm tiếp tục khẳng định vai trò nòng cốt của Hội trong sự nghiệp nhân đạo.
II. NỘI DUNG ĐẠI HỘI.
1. Đánh giá kết quả công tác Hội, việc thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ qua và đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ trong nhiệm kỳ mới.
2. Kiểm điểm công tác của Ban chấp hành, Ban thường vụ trong nhiệm kỳ 2010 – 2015.
3. Thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội Hội cấp trên trực tiếp và Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ X.
4. Bầu cử Ban chấp hành, Ban thường vụ, Ban kiểm tra Hội nhiệm kỳ mới.
5. Bầu cử đoàn đại biểu dự Đại hội Hội cấp trên.
III. XÂY DỰNG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI HỘI CHỮ THẬP ĐỎ CẤP THÀNH PHỐ XÃ, PHƯỜNG VÀ CÁC TRƯỜNG HỌC TRỰC THUỘC.
1. Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ qua:
- Ban chấp hành xây dựng báo cáo phải đánh giá đúng thực trạng tình hình hoạt động phong trào Chữ thập đỏ, thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội; thẳng thắn chỉ rõ những yếu kém, hạn chế; phân tích nguyên nhân (chủ quan, khách quan), rút ra bài học kinh nghiệm, làm cơ sở cho việc xây dựng phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ trong nhiệm kỳ mới.
- Đánh giá kết quả cụ thể hóa thực hiện 7 nội dung hoạt động cơ bản công tác Hội tại địa phương, đơn vị một cách xác thực, có số liệu cụ thể; so sánh, đánh giá kết quả đạt được với chỉ tiêu, mục tiêu của Nghị quyết Đại hội; chỉ ra những mô hình hay, cách làm hiệu quả cần phát huy và các nội dung chưa phù hợp, kém hiệu quả cần được loại bỏ.
- Xây dựng hệ thống phụ lục số liệu, mô hình kèm theo.
2. Phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ nhiệm kỳ mới:
- Về mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ tới cần xác định mục tiệu cụ thể, sát thực, vừa sức, phù hợp với đặc điểm, tình hình địa phương và thực trạng công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ cấp mình. Xác định rõ giải pháp phát triển tổ chức, xây dựng Hội, phát triển hội viên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ, nâng cao chất lượng hoạt đông và tính chuyên nghiệp của tổ chức Hội. Chú trọng giải pháp xây dựng tổ chức Hội và phát triển nguồn lực phục vụ công tác Hội; tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương lãnh đạo công tác nhân đạo và phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
- Các mục tiêu, chỉ tiêu phải phù hợp, mang tính thực tiễn cao; các nhiệm vụ, giải pháp phải cụ thể, đầy đủ và khả thi.
3. Báo cáo kiểm điểm của Ban chấp hành, Ban thường vụ cấp Hội:
- Đánh giá trách nhiệm của Ban chấp hành, Ban thường vụ trong việc lãnh đạo, chỉ đạo điều hành thực hiện Nghị quyết đại hội cấp mình và cấp trên; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ trong nhiệm kỳ.
- Đánh giá trách nhiệm của Ban chấp hành, Ban thường vụ trong công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền chỉ đạo công tác Hội tại địa phương; trong việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức, các nhà hảo tâm thực hiện công tác nhân đạo và vận động các tầng lớp nhân dân tham gia công tác Hội.
- Nêu rõ khuyết điểm, hạn chế của Ban chấp hành, Ban thường vụ; nguyên nhân của hạn chế và rút ra những bài học kinh nghiệm.
4. Về thảo luận, góp ý dự thảo văn kiện của Đại hội:
5.1. Đối với văn kiện cấp cơ sở:
Ban chấp hành Hội cơ sở xây dựng dự thảo văn kiện của Đại hội, tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong cán bộ, hội viên, thanh niên, các đồng chí cựu cán bộ, hội viên, các ban, ngành, đoàn thể với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp trước và trong Đại hội.
5.2. Đối với văn kiện Đại hội Hội Chữ thập đỏ thành phố:
Hội Chữ thập đỏ thành phố tổ chức cho cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ nghiên cứu góp ý vào văn kiện Đại hội cấp trên trước khi tổ chức Đại hội và tổng hợp báo cáo tại Đại hội.
5.3. Đối với văn kiện Đại hội Hội Chữ thập đỏ cấp tỉnh và Trung ương:
Các tổ chức cơ sở Hội tổ chức cho cán bộ, hội viên nghiên cứu đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo các văn kiện khi được công bố xin ý kiến. Đối với văn kiện của Tỉnh Hội không thảo luận trực tiếp mà giao cho đoàn đại biểu cấp thành phố dự đại hội Chữ thập đỏ tỉnh nghiên cứu, thảo luận tổng hợp ý kiến gửi về Tỉnh Hội và tham gia thảo luận tại đại hội.
IV. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ NHÂN SỰ VÀ BẦU CỬ ĐOÀN ĐẠI BIỂU ĐI DỰ ĐẠI HỘI CẤP TRÊN.
Chuẩn bị nhân sự nhiệm kỳ mới và bầu đoàn đại biểu đi dự đại hội cấp trên là nội dung quan trọng; quá trình chuẩn bị nhân sự phải dân chủ, công khai, đúng Điều lệ quy định; Ban chấp hành Hội phải có cơ cấu, số lượng và thành phần hợp lý, gồm những cá nhân có đức, có tài, có tín nhiệm trong tổ chức Hội, trong thanh thiếu niên Chữ thập đỏ; chú trọng cán bộ nữ, người dân tộc, hội viên, thanh thiếu niên có thành tích đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu trong các tầng lớp nhân dân.
1. Tiêu chuẩn Ủy viên Ban chấp hành Hội:
1.1. Tiêu chuẩn Ủy viên Ban chấp hành, Ban kiểm tra:
Các TCCS Hội căn cứ theo tiêu chuẩn cán bộ chung của Đảng, Chỉ thị 43 -CT/TW ngày 08/10/2010 của Ban bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Chữ thập đỏ Việt Nam” và tiêu chuẩn quy định tại Điều lệ và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội chữ thập đỏ Việt Nam khóa IX. Khi xây dựng Đề nán nhân sự chú ý lựa chọn những người thực sự có uy tín, có năng lực vận động, tâm huyết, trách nhiệm, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có điều kiện tham gia công tác Hội và đảm nhận được công việc mà Ban chấp hành giao; đồng thời phải được sự đồng ý của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự thống nhất của Hội cấp trên trực tiếp.
1.2. Số lượng ủy viên Ban chấp hành, Ban kiểm tra:
- Số lượng ủy viên Ban chấp hành cấp nào do đại hội Hội cấp đó quyết định, trong đó chú ý: Ban chấp hành chi hội thôn, tổ dân phố không quá 05 người; Ban chấp hành cấp xã, phường trường học không quá 15 người, Ban thường vụ không quá 05 người; trong đó có 01 Chủ tịch và 01 Phó Chủ tịch.
- Đối với Hội chữ thập đỏ cấp thành phố thì Ban chấp hành không quá 27 người.
- Số lượng Ban kiểm tra Hội cấp nào do đại hội cấp đó quyết định, trong đó chú ý: Ban kiểm tra Hội cấp xã, phường trường học  không quá 03 người; Ban kiểm tra Hội cấp thành phố không quá 05 người.
* Đề án xây dựng Ban chấp hành, Ban kiểm tra các cấp Hội phải báo cáo xin ý kiến của cấp ủy Đảng cùng cấp và Ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp.
          2. Bầu cử Đoàn đại biểu đi dự Đại hội cấp trên:
          Bầu cử Đoàn đại biểu đi dự đại hội cấp trên phải thực hiện theo đúng Điều lệ và hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội chữ thập đỏ Việt Nam và hướng dẫn của Ban thường vụ cấp trên trực tiếp. Đại biểu được giới thiệu để đại hội bầu phải thực sự tiêu biểu, có uy tín trong tổ chức Hội, hội viên; có khả năng đóng góp ý kiến vào các quyết định của Đại hội.
          * Số lượng, thành phần, cơ cấu đại biểu của các đơn vị, Ban chấp hành Hội chữ thập đỏ thành phố Bảo Lộc khóa V sẽ có quyết định phân bổ sau.
V. SỐ LƯỢNG ĐẠI BIỂU, TIẾN ĐỘ ĐẠI HỘI VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI:
1. Số lượng đại biểu:
Số lượng đại biểu Đại hội Hội Chữ thập đỏ các cấp do Ban chấp hành Hội cấp triệu tập Đại hội quyết định phù hợp với khả năng tổ chức, điều kiện thực tế và ngân sách cho phép của từng đơn vị.  
- Đối với cấp xã, phường trường học có ít hơn 100 hội viên thì tổ chức Đại hội toàn thể hội viên; trong trường hợp Hội cơ sở muốn tổ chức Đại hội đại biểu thì phải được Ban thường vụ Hội cấp trên trực tiếp đồng ý. Trên 100 hội viên thì tổ chức Đại hội đại biểu.
2. Thời gian tổ chức Đại hội:
- Đại hội cấp cơ sở: không quá 01 ngày, tổ chức đại hội trong quý I năm 2016, chậm nhất trong tháng 4 năm 2016.
- Đại hội cấp thành phố: Tổ chức trong 01 ngày. Dự kiến tổ chức trong quý II năm 2016.
- Đại hội điểm cấp cơ sở: Tổ chức trung tuần tháng 3/ 2016; Ban thường vụ thành Hội thống nhất chọn đơn vị Hội CTĐ phường II làm đại hội điểm.
3. Chương trình Đại hội:
Tùy theo điều kiện thực tế, Ban chấp hành Hội Chữ thập đỏ cấp cơ sở xây dựng chương trình Đại hội phù hợp, đảm bảo thực hiện các nội dung theo Kế hoạch này, đảm bảo thực hiện đúng Điều lệ và Nghi thức Hội với các phần cơ bản như sau:
a) Phiên nội bộ:
- Chào cờ;
- Bầu Đoàn chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban thẩm tra tư cách đại biểu (đối với Đại hội Đại biểu);
- Thông qua nội quy hoặc quy chế, chương trình làm việc của Đại hội;
- Báo cáo kết quả thẩm tra tư cách đại biểu (đối với đại hội toàn thể thì trình bày báo cáo tình hình đại biểu).
- Báo cáo tổng kết công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ nhiệm kỳ qua; phướng hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới.
- Báo cáo kiểm điểm Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ nhiệm kỳ qua.
- Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý văn kiện đại hội Hội cấp trên.
- Báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia vào dự thảo Điều lệ Hội sửa đổi, bổ sung (nếu có).
- Thảo luận.
- Bầu Ban Chấp hành, Ban kiểm tra khóa mới.
- Bầu đại biểu dự đại hội cấp trên (nếu có).
- Kết thúc phiên nội bộ.
b) Hội nghị Ban Chấp hành cấp Hội khóa mới bầu Ban Thường vụ, các chức danh lãnh đạo và trưởng ban, phó trưởng ban Kiểm tra cấp Hội.
c) Phiên công khai:
- Chào cờ, hát Quốc ca, Hội ca.
- Đoàn chủ tịch và thư ký đại hội vào vị trí làm việc.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, khai mạc đại hội.
- Thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ chúc mừng đại hội (nếu có).
- Báo cáo tóm tắt kết quả công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ nhiệm kỳ qua; phướng hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới.
- Tham luận.
- Đại diện lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền phát biểu.
- Đại diện lãnh đạo Hội cấp trên phát biểu.
- Báo cáo kết quả bầu Ban Chấp hành, Ban kiểm tra và các chức danh lãnh đạo của Hội và Đoàn đại biểu đi dự đại hội cấp trên. Ban Chấp hành mới – Đoàn đại biểu ra mắt đại hội.
- Thông qua dự thảo nghị quyết Đại hội – biểu quyết Nghị quyết.
- Bế mạc Đại hội.
- Chào cờ, hát Quốc ca.
d) Đối với đại hội chi hội:
Chương trình đại hội được tổ chức trong một buổi với các nội dung cơ bản nêu ở mục a và c trên đây.
* Các hoạt động đồng hành với Đại hội: Ban chấp hành Hội tổ chức các hoạt động tạo khí thế trước, trong và sau Đại hội, như: Ngày hội thanh thiếu niên, tình nguyện viên; Liên hoan, hội trại, tọa đàm, diễn đàn; tổ chức đảm nhận các công trình, chào mừng Đại hội,...
VI. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRƯỚC KHI TỔ CHỨC ĐẠI HỘI.
1. Quy trình duyệt Đại hội:
Ban thường vụ hoặc Ban chấp hành cấp dưới phải báo cáo đề án tổ chức đại hội với Ban thường vụ cấp trên trực tiếp và khi được đồng ý mới tiến hành đại hội.
2. Nội dung báo cáo tổ chức Đại hội nhiệm kỳ.
- Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới;
- Báo cáo kiểm điểm nhiệm kỳ của Ban chấp hành;
- Đề án nhân sự Ban chấp hành, Ban thường vụ và nhân sự chủ chốt của Hội nhiệm kỳ mới (kèm theo danh sách trích ngang);
- Báo cáo thời gian, địa điểm, số lượng đại biểu dự đại hội;
- Dự kiến chương trình đại hội.
3. Thành phần duyệt Đại hội.
- Thường trực Hội cấp trên;
- Đại diện lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp.
* Lưu ý: Bầu Ban chấp hành, Ban thường vụ, Ban kiểm tra cần thực hiện theo đúng các quy định tại mục II, mục III của Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội chữ thập đỏ Việt Nam; Hướng dẫn số 73/HD-TƯHCTĐ ngày 22/3/2013 của Ban thường vụ Trung ương Hội.
4. Phát động phong trào thi đua chào mừng đại hội và tổ chức tốt công tác thông tin tuyên truyền.
Để tổ chức thành công đại hội Hội chữ Thập đỏ các cấp, các TCCS Hội cần tập trung tổ chức thực hiện các nội dung cơ bản sau:
- Phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, bầu cử HĐND các cấp trong năm 2016; chào mừng đại hội các cấp của Hội tiến tới đại hội Hội chữ thập đỏ tỉnh Lâm Đồng lần thứ VIII và đại hội Hội chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2016 – 2021.
- Tiếp tục phát động thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”; các mô hình nhân đạo và phong trào “Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới. Phát huy năng lực cán bộ, hội viện thể hiện rõ vai trò nòng cốt, vai trò cầu nối trong các hoạt động nhân đạo, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới  của Đảng và Nhà nước.
- Thực hiện tốt phong trào Chữ thập đỏ trường học; chăm sóc sức khỏe và hiến máu tình nguyện.
- Tổ chức tốt công tác tuyên truyền về kết quả công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ, các mô hình hay, điển hình nhân tố tốt trong công tác nhân đạo; tuyên truyền kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hội chữ thập đỏ Việt Nam và 40 năm ngày thành lập Hội chữ thập đỏ Lâm Đồng.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Đối với Hội Chữ thập đỏ thành phố Bảo Lộc:
- Báo cáo, tham mưu với Ban thường vụ Thành ủy về tổ chức Đại hội cấp cơ sở tiến tới Đại hội Hội Chữ thập đỏ thành phố Bảo Lộc lần thứ V, nhiệm kỳ 2016 - 2021.
- Ban hành kế hoạch tổ chức Đại hội Hội Chữ thập đỏ cấp cơ sở tiến tới Đại hội Hội Chữ thập đỏ thành phố Bảo Lộc khóa V, nhiệm kỳ 2016- 2021, chỉ đạo các tổ chức cơ sở Hội tiến hành Đại hội theo đúng tiến độ đề ra.
- Xây dựng đề án tổ chức Đại hội, các dự thảo văn kiện của Ban chấp hành Hội Chữ thập đỏ thành phố khóa  IV trình Đại hội Hội Chữ thập đỏ thành phố khóa V, nhiệm kỳ 2016 – 2021; lấy ý kiến tại Đại hội Hội cấp cơ sở và ý kiến các đồng chí cựu cán bộ, hội viên, các ban, ngành, đoàn thể trong thành phố để hoàn thiện trình Đại hội cấp thành phố.
- Duyệt các văn kiện Đại hội cấp cơ sở; trực tiếp chỉ đạo Đại hội điểm.
- Phối hợp với Đài truyền thanh-Truyền hình huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho Đại hội.
2. Đối với Hội Chữ thập đỏ cấp cơ sở:
- Tiến hành củng cố, kiện toàn nhân sự Ủy viên Ban chấp hành Hội đối với những đơn vị còn khuyết, thiếu, yếu kém.
- Xây dựng đề án tổ chức Đại hội về nội dung, nhân sự, tuyên truyền..., Ban chấp hành Hội chuẩn bị văn kiện và các điều kiện cần thiết để tổ chức Đại hội.
- Báo cáo đề án tổ chức Đại hội, việc chuẩn bị văn kiện Đại hội, đề án nhân sự với cấp ủy Đảng và Thường trực Hội Chữ thập đỏ thành phố. Khi được cấp ủy Đảng, Thường trực Hội Chữ thập đỏ thành phố đồng ý thì mới tiến hành Đại hội.
- Dự trù kinh phí Đại hội, trình UBND xã, phườngphê duyệt.

Trên đây là Kế hoạch tổ chức Đại hội Hội Chữ thập đỏ cấp cơ sở tiến tới Đại hội Hội Chữ thập đỏ thành phố Bảo Lộc khóa V, nhiệm kỳ 2016- 2021./- 

Không có nhận xét nào