Hội luôn được sự quan tâm của Đảng, chính quyền trong việc chỉ đạo chủ trương thực hiện các hoạt động của Hội, 05 năm triển khai chỉ thị 43/CT-TW của Ban bí thư TW Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam”, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể trong việc triển khai các chương trình công tác từ Thành Hội đến cơ sở, được sự quan tâm của Tỉnh hội CTĐ Lâm Đồng trong việc tài trợ các chương trình dự án, chỉ đạo hoạt động chuyên môn, thúc đẩy hoạt động hội thực hiện đạt được một số kết quả như sau:
I.CÔNG TÁC XÂY DỰNG TỔ CHỨC HỘI
Tổng số Hội CTĐ cơ sở: 18 (trong đó có 07 Hội CTĐ trường học): Duy trì hoạt động CTĐ 11/11 xã- phường, 210/210 chi Hội Chữ thập đỏ Thôn-buôn-tổ dân phố và các trường THPT trực thuộc, đạt 100%, 132 Chi hội CTĐ Trường học.
Tổng số hội viên hiện nay là 7.732 hội viên, giảm 84 hội viên. Số đã cấp thẻ hội viên 5.480 đạt tỷ lệ 71%/hội viên. Thanh thiếu niên Hội Chữ thập đỏ: Duy trì hoạt động theo năm học mới. Số đội TNCTĐ xung kích xã phường, trường học trực thuộc là 56 đội với 2.029 đội viên. Số đội viên thiếu niên CTĐ trường học (THCS và tiểu học) là 5.851 đội viên trong đó đội thiếu niên xung kích chữ thập đỏ là 58 đội với 746 đội viên.
Ngoài ra Thành hội đã ra quyết định công nhận thêm 1 chi hội mới có tên gọi Chi hội Dấu vân tay, đồng thời ra quyết định công nhận kiện toàn lại ban chấp hành cho chi hội Tâm Đức.
II.CÔNG TÁC TUYÊN HUẤN
1.Công tác tuyên truyền:
Công tác Tuyên Truyền: Thành hội có 18 cơ sở Hội CTĐ đã có nhiều nỗ lực tuyên truyền về công tác chuyên môn của hội như: công tác tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam, vui tết Ất Mùi (2015), tuyên truyền các hoạt động của công tác cứu trợ xã hội, công tác hiến máu tình nguyện, phong trào dân vận khéo, tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, các sự kiện lớn trong năm, công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu như: vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước ...được tăng cường. Tiếp tục tuyên truyền chỉ thị 43-BCT, các NQ của Đảng, tuyên truyền Luật hoạt động CTĐ, cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, tuyên truyền phòng chống HIV/AISD cùng các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước sâu rộng trong cán bộ hội viên đưa lên hệ thống phát thanh truyền hình thành phố Bảo Lộc và tỉnh Lâm đồng, trên trang mạng của Thành hội. Qua việc đưa tin hoạt động của hội trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cung cấp tạp chí nhân đạo 2 kỳ/tháng cho tất cả các cơ sở.
Trị giá công tác tuyên truyền là: 16.454.000 đ
2. Công tác huấn luyện:
Thành hội đã cử 2 cán bộ tham dự tập huấn về cách sử dụng phần mềm hiến máu tình nguyện và công tác tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện do Trung ương Hội tồ chức ngày 24-25/4/2015 tại thành phố Đà Lạt.
Thành hội đã tổ chức được 1 đợt tập huấn gồm 2 buổi cho 101 cán bộ hội cơ sở xã, phường trong tháng 8 đồng thời đã gửi kế hoạch và chuẩn bị xong cho lớp tập huấn cán bộ hội CTĐ trường học vào ngày 15-16/9/2015 tại trung tâm Bồi dưỡng chính trị thành phố.
Trị giá công tác huấn luyện: 5.050.000 đ
III. CÔNG TÁC XÂY DỰNG QUỸ HỘI
1. Hội phí các cơ sở hội thu được trong 9 tháng đầu năm đạt: 26.588.000 đ
2. Kết quả các cuộc vận động khác của cơ sở: 22.070.000 đ
3. Quỹ cho cuộc vận động “Mỗi tổ chức mỗi cá nhân” là 204.850.000 đ (đã chi trực tiếp cho hộ được đỡ đầu)
4. Quỹ vận động thùng tiền nhân đạo và heo đất là: 51.858.000 đ
Tổng trị giá xây dựng quỹ là: 305.366.000 đ.
IV. HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG
1. Công tác cứu trợ xã hội
a. Chương trình “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” xuân Ất Mùi – 2015 đã được triển khai rộng khắp từ Thành hội đến các cơ sở hội xã phường và trường học trên địa bàn thành phố, kết quả đã phối kết hợp vận động được 6.386 xuất quà trị giá 1.582.041.000 đ (Trong đó đợt 1: 904.440.000 đ, đợt 2: 677.601.000 đ).
b. Công tác phòng ngừa ứng phó thảm họa: 11/11 đơn vị xã, phường đều có đội tham gia phòng ngừa ứng phó thảm họa nắm bắt kịp thời thông tin lũ lụt, hỏa hoạn tại địa phương và sẵn sàng trợ giúp trong trường hợp có thiên tai xảy ra.
c. Công tác cứu trợ xã hội: Bằng nhiều hình thức vận động các mô hình hoạt động tạo nguồn giúp đỡ cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn đã cứu trợ thường xuyên cho 301 hộ trị giá: 61.300.000 đ, cứu trợ đột xuất cho 786 hộ tri giá: 188.065.000 đ. Hỗ trợ cho 6 căn nhà đại đoàn kết trị giá 7.900.000 đ, sửa chữa 4 nhà nhân đạo trị giá 27.550.000 đ. Xây 3 căn nhà tình thương cho một trường hợp có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt tại phường 2 trị giá: 140.000.000 đ, đồng thời Hội còn tiếp nhận 5 đoàn ngòai tỉnh đến cứu trợ tại địa phương trị giá 68.000.000 đ, trong đó có 2 đoàn ngoài tỉnh đến hỗ trợ quỹ hoạt động nhân đạo cho 42 trường hợp khó khăn tại phường Lộc Phát trị giá 42.000.000 đ.
Trị giá cứu trợ xã hội: 492.815.000 đ
d. Các hoạt động xã hội nhân đạo khác như: hỗ trợ thùng hàng gia đình: 124.000.000 đ trong đó công ty sữa TH True Milk đã hỗ trợ miễn phí 500 thùng sữa trị cho các em học sinh trên địa bàn thành phố; hỗ trợ gạo: 11.789 kg trị giá: 124.190.000 đ; cấp học bổng cho 456 học sinh nghèo trường hợp trị giá: 113.600.000 đ; hỗ trợ 28 xe lăn trị giá: 95.500.000đ; hỗ trợ nhu yếu phẩm trị giá: 136.800.000 đ; hỗ trợ quần áo: 40.000.000 đ; các hội viên giúp nhau là 43 trường hợp trị giá: 32.000.000 đ; hỗ trợ cho bệnh nhân nghèo ốm đau, tang ma 236 trường hợp trị giá: 168.745.000 đ; hỗ trợ thuốc chữa bệnh cho nhiều trường hợp khó khăn trị giá: 11.100.000 đ; hỗ trợ cho 13 gia đình hỏa hoạn trị giá: 40.800.000 đ; cấp 10 xe đạp và 2000 quyển vở cho học sinh trị giá: 24.000.000 đ cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Lộc Châu; tổ chức 1 buổi văn nghệ gây quỹ trị giá: 6.755.000 đ tại trường THPT Lộc Phát; phát mắt kính bảo hộ miễn phí cho các hội cơ sở trị giá: 24.400.000 đ, quà cho thiếu nhi ngày 1/6 và một số hoạt động cứu trợ khác trị giá: 38.970.000 đ.
Trị giá hoạt động xã hội nhân đạo khác: 1.055.560.000 đ
Tổng trị giá hoạt động công tác cứu trợ xã hội là: 1.548.975.000 đ.
2. Công tác chăm lo sức khỏe nhân dân
a. Công tác tuyên truyền bảo vệ sức khoẻ: Các cấp hội tham gia cùng ngành y tế địa phương thực hiện các chương trình y tế quốc gia như chương trình tiêm chủng mở rộng phòng chống HIV-AIDS, tuyên truyền giáo dục sức khoẻ vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh nguồn nước 851 ngày công, trị giá 56.840.000 đ, sửa chữa cho 33 công trình vệ sinh trị giá: 9.800.000 đ và một số hoạt dộng chăm sóc sức khỏe khác trị giá: 4.000.000 đ.
Tổng trị giá công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu: 70.640.000 đ
b. Công tác sơ cấp cứu: đã triển khai huấn luyện sơ cấp cứu trọng tâm tại 2 xã (Đại Lào và Lộc Thanh) thực hiện sơ cấp cứu tại chỗ, tai nạn giao thông cho 56 trường hợp trị giá: 10.100.000 đ. Chuyển viện an toàn nhiều trường hợp tai nạn.
c. Công tác hiến máu nhân đạo: Thực hiện kế hoạch của Hội CTĐ Lâm Đồng 2015 về việc tổ chức hiến máu nhân đạo toàn thành phố đến thời điểm này đã tiếp nhận được 691/600 đơn vị đạt 115.17% chỉ tiêu của cả năm trong đó nổi bật lên các đơn vị như: CTĐ phường 2 (118/70 đv), CTĐ phường 1(70/60 đv), CTĐ Lộc Phát (61/60 đv),CTĐ Lộc Thanh (59/55 đv), CTĐ Đại Lào (101/70 đv), CTĐ Phường Lộc Sơn (49/55 đv), ngoài ra còn có một số đơn vị hành chính sự nghiệp khác cũng tham gia tích cực như: Ngân hàng Nam Á, Ngân hàng BIDV, trung tâm y tế Bảo Lộc, UBND thành phố, siêu thị coop- mark… tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số đơn vị cơ sở chưa thực hiện tốt như: CTĐ Lộc Tiến (15/50 đv), CTĐ Lộc Châu (15/55 đv), CTĐ trường THPT Bảo Lộc (0/15 đv), CTĐ THPT Nguyễn Tri Phương (0/15 đv), CTĐ THPT Lê Thị Pha (0/15 đv), CTĐ trường THPT Lộc Thanh (0/15 đv).
Trị giá vận động hiến máu nhân đạo: 375.669.000 đ
d. Công tác khám chữa bệnh miễn phí :Chữ thập đỏ Thành phố Bảo lộc kết hợp với các trạm y tế và Hội CTĐ cơ sở đã khám cho 2.297 người và cấp thuốc miễn phí, mổ mắt 4 trường hợp cho người nghèo trị giá: 155.517.624 đ.
e. Hoạt động bếp ăn từ thiện và cháo tình thương: Hội chữ thập đỏ đã phối kết hợp với các mạnh thường quân duy trì đều hoạt động của bếp ăn từ thiện và cháo tình thương tại bệnh viện II Lâm Đồng đến nay đã phục vụ cho gần 10.000 người trị giá 80.900.000đ.
Tổng trị giá chăm sóc sức khỏe là: 692.826.624 đ.
3. Hoạt động chăm sóc nạn nhân da cam
Giúp đỡ cho các nạn nhân nhiễm chất độc Da cam, thông qua dự án cho nạn nhân chất độc da cam và người khuyết tật nghèo cụ thể như sau: Quyên góp tại địa phương: 11.700.000 đ. Hỗ trợ hoạt động chăm sóc nạn nhân da cam đạt trị giá: 32.450.000đ và hoạt động trợ giúp nạn nhân dam cam đạt: 28.400.000 đ trong đó cấp xe lăn cho 8 trường hợp, tặng học bổng cho 1 trường hợp, thăm hỏi tặng quá cho 83 trường hợp, phục hồi chức năng cho 23 trường hợp, chữa nhà cho 1 trường hợp và một số hình thức hỗ trợ khác.
Tổng trị giá hoạt động quỹ da cam là: 72.550.000 đ
V- NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ
1. Ưu điểm:
Kết quả hoạt động chức năng 8 tháng đầu năm 2015 đạt 4.223.262.624 đ/5 tỉ = 84.47% kế hoạch của cả năm 2015.
Toàn thành phố đã tập trung vận động từ nội lực, phát huy tích cực chủ động từ cơ sở hội, cuộc vận động "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo" đã đi vào chiều sâu đạt hiệu quả tốt đã có một số cá nhân và hộ gia đình thoát nghèo vươn lên trong cuộc sống, phối hợp với nhiều chương trình hỗ trợ các em học sinh mồ côi Hội CTĐ và nhà trường vận động giúp đỡ đi học bình thường, vận động nhiều xuất học bổng tại chỗ do các hội PHHS trường kết hợp hội khuyến học, hội đồng hương trao, nhiều học bổng học sinh nghèo hiếu học, phối kết hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt phong trào tết vì người nghèo, tiến hành công tác kiểm tra CTĐ trường học trên năm 2014-2015, ngoài ra các hội cơ sở cũng đã theo dõi và nắm bắt kịp thời những trường hợp bị tổn thất do thiên tai hỏa hoạn tại địa phương và có biện pháp hỗ trợ thích hợp. Công tác xây dựng Hội, phát triển mạng lưới hội CTĐ tiếp tục được củng cố: hầu hết thôn buôn, tổ dân phố, kịp thời phát triển hội viên cấp thẻ, 12/18 Hội cơ sở đã thực hiện thu và đóng hội phí.
Theo sự phân tích số liệu trên nguồn nội lực là chủ yếu. Tinh thần tình nguyện của toàn thể CB-HV- TTNCTĐ trên toàn địa bàn thành hội là những điều kiện thuận lợi để hoạt động của Hội đạt những kết quả ngày càng cao, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao cho Hội.
2. Một số tồn tại và hướng khắc phục
a. Một số tồn tại:
+ Việc phát triển công tác vận động tại chỗ bằng các mô hình [1]tại cơ sở còn ít.
+ Công tác tổng hợp, báo cáo ở một số đơn vị còn chậm, thiếu bao quát các mảng hoạt động nhân đạo trên cùng địa bàn, nắm chưa hết thông tin về hoạt động nhân đạo…
+ Một số cơ sở hội xã, phường còn chưa sâu sát trong công tác chỉ đạo, giám sát hoạt động của hội chữ thập đỏ các trường THCS và tiểu học.
+ Một số đơn vị chưa phát huy tích cực để đạt được chỉ tiêu trong công tác hiến máu tình nguyện năm 2015.
b. Hướng khắc phục:
Hội CTĐ thành hội và cơ sở cần triển khai, kiểm tra chặt chẽ “cuộc vận động mỗi tổ chức – cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, nâng cao chất lượng hội viên, phát thẻ hội viên, bồi dưỡng tuyên truyền sâu rộng điều lệ hội CTĐVN, luật hoạt động CTĐ, kết hợp chặt chẽ giữa các cấp hội CTĐ với các ban ngành đoàn thể Mặt Trận ở địa phương trong các hoạt động nhân đạo và hiến máu nhân đạo.
PHẦN II: PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG 3 THÁNG CUỐI NĂM 2015
1. Công tác xã hội nhân đạo
- Chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, tiến hành khảo sát và lập hồ sơ địa chỉ nhân đạo để vận động các cơ quan, ban ngành, công ty, doanh nghiệp,… ở địa bàn nhận hỗ trợ nhằm đẩy mạnh việc thực hiện Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”.
- Tổ chức triển khai và đồng thời các cấp Hội tích cực vận động xây dựng nhà tình thương, các công trình trường học mẫu giáo, giếng nước, nhà vệ sinh,…mang tính chất phát triển cộng đồng và các mô hình xã hội nhân đạo khác.
2. Công tác tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa
- Chuẩn bị các thiết bị cần thiết phối hợp với các đoàn thể ứng cứu các địa phương bị ảnh hưởng thiên tai hạn hán, lũ lụt …
- Chủ động vận động hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu, vận động xây dựng quỹ cứu trợ khẩn cấp ở các cấp Hội, phấn đấu 100% các cơ sở Hội có quỹ cứu trợ khẩn cấp để thực hiện khi cần thiết.
- Thành lập và nắm danh sách các đội tình nguyện viên tại cộng đồng để kịp thời ứng phó, hỗ trợ người dân trong các hoạt động như di dời về con người, tài sản,.. khi có thiên tai, thảm họa xảy ra.
3. Công tác chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng
- Tập trung triển khai công tác sơ cấp cứu dựa vào cộng đồng, bao gồm: huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu cho các đối tượng khác nhau; phát triển các trạm, điểm, chốt sơ cấp cứu Chữ thập đỏ; phát triển đội ngũ tình nguyện viên sơ cấp cứu Chữ thập đỏ và tham gia sơ cấp cứu khi tai nạn xảy ra.
- Phối hợp triển khai các hoạt động khám, chữa bệnh phát thuốc miễn phí, bếp ăn tình thương cho nhân dân nghèo.
- Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, phòng chống các loại dịch bệnh, sử dụng nước sạch, vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khỏe trong tình huống khẩn cấp gắn với mô hình “Vệ sinh môi trường, phòng chống các loại dịch bệnh”.
4. Công tác hiến máu tình nguyện
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện, mở rộng đối tượng, mở rộng địa bàn, chú ý vận động cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, lực lượng vũ trang tham gia hiến máu tình nguyện.
- Duy trì, phát triển các câu lạc bộ, đội, nhóm hiến máu tình nguyện, hiến máu dự bị, người có nhóm máu hiếm, CLB 25, ngân hàng máu sống để sẵn sàng phục vụ cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân tại các bệnh viện.
- Đẩy mạnh tổ chức các đợt tuyên truyền, tham gia trong các sự kiện ‘Tôn vinh người hiến máu”. Hỗ trợ một số đơn vị còn chưa đạt sớm hoàn chỉ tiêu.
5. Công tác truyền thông và xây dựng quỹ
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí địa phương và Trung ương trong tuyên truyền các hoạt động nhân đạo của Hội.
- Xây dựng các tài liệu tuyên truyền, bản tin Công tác Chữ thập đỏ, trang thông tin điện tử; phối hợp chặt chẽ các cơ quan truyền thông đại chúng, với các ngành, các đoàn thể, các tổ chức liên quan tại địa phương tuyên truyền các giá trị nhân đạo, tổ chức các sự kiện vận động nguồn lực.
- Phát triển quan hệ đối tác và hợp tác rộng rãi với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm, công ty, doanh nghiệp ủng hộ cho Hội hoạt động.
6. Công tác xây dựng tổ chức Hội
- Kiện toàn tổ chức bộ máy, bảo đảm sự thống nhất về tổ chức trong hệ thống Hội.
- Tăng cường quản lý và phát triển hội viên (thông qua cấp thẻ và thu hội phí), quản lý thực chất thanh, thiếu niên, phát triển lực lượng tình nguyện viên chữ thập đỏ.
7. Công tác tham mưu, chỉ đạo và phối hợp trong hoạt động nhân đạo
- Tổng kết 5 năm chương trình phối hợp giữa Hội Chữ thập đỏ với Ngành Giáo dục, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, BCH Quân sự… về việc phát triển lực lượng thanh thiếu niên Chữ thập đỏ giai đoạn 2010-2015.
- Tăng cường công tác tham mưu với các cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương và phối hợp với các Ban, Ngành, Đoàn thể để có sự quan tâm chỉ đạo đối với công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ trên địa bàn thành phố.
- Cải tiến công tác thông tin, tổng hợp, báo cáo.
- Thực hiện tốt công tác thi đua gắn với các phong trào, các cuộc vận động của Hội và của địa phương.
8. Công tác kiểm tra, giám sát
- Thực hiện kế hoạch và tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát theo định kỳ của công tác Hội và kiểm tra đột xuất khi có các dấu hiệu vi phạm để kịp thời chấn chỉnh nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện công tác Hội.
- Kiểm tra, giám sát thường xuyên các hoạt động nhân đạo, từ thiện và công tác hiến máu tình nguyện.
- Kiểm tra, giám sát công tác xây dựng các nguồn quỹ phục cho công tác nhân đạo, từ thiện.
- Kiểm tra hoạt động chữ thập đỏ các xã, phường và trường học trực thuộc 2015.
Không có nhận xét nào