Sơ kết 05 năm thực hiện chỉ thị 43-CT/TW của Ban Bí thư
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
Thực hiện công văn số 976-CV/BDVTU của Ban Dân vận Tỉnh ủy Lâm đồng, công văn số 66/CV ngày 11/02/2015 của Hội Chữ thập đỏ thành phố Lâm đồng và Công văn 685-CV/ThU “v/v báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Khóa X” về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Hội Chữ thập đỏ trong thời kỳ mới.
Thường trực Hội Chữ thập đỏ thành phố đã triển khai về cơ sở thực hiện việc báo cáo kết quả 05 năm thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Hội Chữ thập đỏ thành phố như sau:
I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Chỉ thị 43-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Hội Chữ thập đỏ được triển khai trong thời điểm toàn Đảng bộ Bảo Lộc tổ chức đại hội đảng, gắn việc tổng kết 22 năm thực hiện chỉ thị 14-CT-TW của Ban bí thư TW Đảng về “Củng cố tổ chức, phát huy tác dụng tích cực của Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam” Qua triển khai quán triệt nhằm nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hội CTĐ; phối hợp các ngành tham gia tuyên truyền chỉ thị 43-CT-TW của Ban bí thư TW Đảng đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và quần chúng.
Hội CTĐ thành phố đã triển khai nhiều đợt nghiên cứu học tập, về nghị quyết của Đảng bộ, pháp luật của nhà nước (Luật hoạt động chữ thập đỏ Việt Nam), điều lệ Hội CTĐ, phòng chống thảm họa thiên tai, dịch cúm H5N1, H1N1… tham gia cung cấp thông tin có định hướng về hoạt động nhân đạo trong nước và quốc tế; trực tiếp chuyển tải quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến nhân dân, tạo điều kiện cho Hội Chữ Thập Đỏ thực hiện nhiệm vụ từ thiện từ đó góp phần giảm nghèo, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tạo sự nhất trí về tư tưởng và hành động và tạo sự đồng thuận trong xã hội, toàn hội thực hiện tuyên truyền được 238 cuộc với hơn 8.530 lượt người tham dự.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN chỉ thị 43-CT/TW
1. Tình hình quán triệt, triển khai Chỉ thị số 43-CT/TW
Khi Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 08/6/2010 của Ban chấp hành Trung ương Đảng được ban hành, Thường trực Thành ủy Bảo Lộc đã có công văn số 1185–CV/TU ngày 30/6/2010 nhằm quán triệt và chỉ đạo thực hiện chỉ thị 43 về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đến chi bộ, cán bộ, đảng viên. Nhìn chung, qua triển khai quán triệt chỉ thị số 43 CT/TW . Được hội CTĐ thực hiện có sự chuyển biến nhận thức về công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với hoạt động của Hội và phong trào nhân đạo, từ thiện. đồng thời phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh
2.Kết quả đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đối với công tác nhân đạo và hoạt động Hội CTĐ: Hội Chữ thập đỏ các cấp đã chủ động tổ chức triển khai, quán triệt Chỉ thị số 43-CT/TW. Hàng năm tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhằm giúp cán bộ hội cơ sở nắm vững và thực hiện các quan điểm của Đảng về công tác nhân đạo từ thiện, nhất là thống nhất cho chủ trương thực hiện cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”. Qua công tác kiểm tra và phối hợp với các đoàn thể cùng thực hiện các chương trình nhân đạo hằng năm, hầu hết cấp ủy cơ sở, lãnh đạo chính quyền, đoàn thể đều thể hiện sự quan tâm lắng nghe đề đạt của Hội CTĐ, đã dành thêm sự chăm lo tạo điều kiện cho Hội CTĐ hoạt động thuận lợi hơn. Theo đó kết quả kiểm tra phân loại hoạt động cơ sở hội cũng tốt hơn, diện xuất sắc chiếm 72%; diện khá chiếm 25%, 3% ở mức trung bình…
3.Việc củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức các cấp Hội CTĐ:
Qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 43 đến nay đối với công tác cán bộ Hội, như: bố trí, điều chuyển cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, có năng lực vận động quần chúng làm công tác Chữ thập đỏ; thực hiện theo quy định các chế độ, chính sách chung của Nhà nước đối với cán bộ Hội Chữ thập đỏ cũng như các đoàn thể nhân dân, cấp thành phố và cơ sở theo chính sách hiện hành của nhà nước quy định. Thành Hội Bảo Lộc đã chủ động đề xuất với Thành ủy về điều chỉnh, bố trí sắp xếp bộ máy hoạt động của thành Hội theo Nghị quyết số 16/NQ-TƯHCTĐ đủ về số, mạnh về chất lượng, hiện tại thành Hội có 3 biên chế, 01 Hợp đồng Tây nguyên, được phân công gồm Ban chuyên môn chính như: Tổ chức - Văn phòng; Ban kiểm tra, thi đua-khen thưởng; Ban Tuyên huấn thanh thiếu niên- Công tác xã hội; Ban Chăm sóc sức khỏe và văn phòng Ban chỉ đạo vận động HMTN... đảm bảo hoạt động theo yêu cầu. Hội cơ sở: 18/18 tổ chức Hội ; Chi hội: 210/210; Tổng số hội viên: 7.732; Đội thanh niên xung kích CTĐ: 56 đội – số đội viên: 2.029; Đội thiếu niên CTĐ trường học: 216 đội – số đội viên: 4.057.
Hội chữ thập đỏ cấp thành phố và cơ sở tham mưu, đề xuất các cấp ủy cùng cấp củng cố và tăng cường số lượng cán bộ chuyên trách, cấp thành phố đảm bảo từ 03 – 04 cán bộ, tham mưu về cơ sở hội xã, phường, được bố trí đảm bảo có 02 cán bộ bán chuyên trách phụ trách (1 Chủ tịch, 1 Phó Chủ tịch), các chế độ chính sách tiền lương, phụ cấp đối với cấp xã thực hiện theo quy định Nghị định 121/CP của Chính phủ, áp dụng mức trợ cấp cho cán bộ Hội cấp xã (chủ tịch cơ sở hội là 1.150.000đ, phó chủ tịch hiện chưa có).
Được sự chỉ đạo của Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lâm đồng và sự quan tâm lãnh đạo của Thành ủy Bảo Lộc về tổ chức Đại hội Chữ thập đỏ các cấp trong thành phố; Thường trực đã chủ động xây dựng kế hoạch số 21/KH-CTĐ ngày 15/9/2010 về tổ chức Đại hội Chữ thập đỏ cấp cơ sở, tiến tới Đại hội Chữ thập đỏ thành phố Bảo Lộc lần thứ IV (nhiệm kỳ 2011-2016), đã triển khai sâu rộng trong hệ thống Hội các cấp, để các cơ sở khẩn trương xây dựng kế hoạch tổ chức Đại hội ở cấp mình và cơ sở đúng theo quy trình hướng dẫn, quy định trong việc tổ chức Đại hội Chữ thập đỏ các cấp; đồng thời Thường trực thành phố Hội cũng xây dựng kế hoạch số 10/KH-CTĐ ngày 10/02/2011 về việc tổ chức Đại hội đại biểu Chữ thập đỏ thành phố Bảo Lộc lần thứ IV thật cụ thể nhằm chuẩn bị nội dung, nhân sự và các bước tiến hành tổ chức đại Hội theo lịch trình đề ra.
BCH hội hoạt động khá thuận lợi, có quy chế thống nhất, đoàn kết, năng động, làm việc hiệu quả, hiện nay việc chỉ đạo chuẩn bị tổ chức Đại hội Chữ thập đỏ từ thành phố đến các cơ sở Hội nhiệm kỳ 2016-2020 đã triển khai để sẵn sàng cho công tác tổ chức Đại hội Chữ thập đỏ các cấp cơ bản thực hiện đồng bộ theo quy trình hướng dẫn, quy định. Chỉ đạo các ban chuyên môn thành phố Hội hoàn thiện quy trình, hướng dẫn, đề cương báo cáo nhiệm kỳ, đề án xây dựng BCH, Ban Thường vụ Hội chữ thập đỏ các cấp, các văn bản chỉ đạo Đại hội và các biểu mẫu đã được ban hành triển khai đồng bộ theo hệ thống từ thành phố đến cơ sở Hội.
4. Kết quả tham mưu và tổ chức thực hiện của hội Chữ thập đỏ
Khi Chỉ thị 43 được ban hành, Thường trực thành Hội xác định mục tiêu tuyên tuyền, vận động là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, hội viên các cấp Hội từ thành phố đến cơ sở đủ mạnh để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác Chữ thập đỏ trong giai đoạn hiện nay.
Nhằm thực hiện tốt chỉ thị 43 của Ban Bí thư và kế hoạch số 124/KH-TƯHCTĐ ngày 19/7/2010 của Ban Thường vụ Trung ương Hội về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Thường trực Hội chữ thập đỏ thành phố Bảo Lộc khẩn trương xây dựng kế hoạch số 17/KH-CTĐ ngày 27/7/2010 về thực hiện Chỉ thị số 43 của Ban Bí thư, được lãnh đạo Đảng bộ, Ban Thường vụ, Thường trực Ban Chấp hành thành phố Hội triển khai, quán triệt đến các huyện, thị, thành Hội và Ban Chấp hành các Hội cơ sở, cùng cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ thông qua các cuộc hội nghị, sinh hoạt chuyên đề, các kênh thông tin, tuyên truyền đại chúng với nhiều bài viết những bản tin công tác Hội; quán triệt từ công tác tập huấn, huấn luyện, các cuộc thi “Đội tuyên truyền Chữ thập đỏ” và các hoạt động trợ giúp đối tượng tại cộng đồng..v.v., đồng thời tham mưu việc lồng ghép quán triệt Chỉ thị trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong các chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý của đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở thuộc hệ thống trường chính trị thành phố, Trung tâm bồi dưỡng chính trị các thành, qua nội dung chuyên đề “Công tác Chữ thập đỏ trong tình hình mới”. Kết quả đã quán triệt, tuyên truyền được 238 cuộc với hơn 8.530 lượt người tham dự.
Tóm tắt kết quả hoạt động chức năng:
a. Công tác tuyên truyền – Huấn luyện: được đa dạng hóa, thông qua các kênh tuyên truyền của Hội CTĐ các cấp đến hội viên và nhân dân hàng năm đạt 10.000 lượt người tham gia, trị giá: 167.219.000 đ
b. Công tác xã hội: 15,173,815,276 đ , gồm: Tết vì người nghèo: 4.603.018.106 đ; Cứu trợ thường xuyên: 573.579.000 đ; Cứu trợ đột xuất: 1.521.040.000 đ; Làm nhà mới – nhà CTĐ: 740.800.000 đ; Hội viên giúp nhau: 1.801.722.000 đ; Cuộc vận động mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo: 523,150,000 đ; Ngoài tỉnh đến cứu trợ: 440.070.000 đ; Hỗ trợ, sửa chữa nhà nhân đạo – nhà đại đoàn kết: 259.861.000 đ; Cấp học bổng cho học sinh: 531.526.000 đ; Cấp xe lăn, xe lắc: 387.900.000 đ; Hỗ trợ ốm đau, bệnh tật: 686.915.000 đ; Các hoạt động cứu trợ khác: 5.053.149.870 đ
c. Công tác chăm sóc sức khỏe: 3.322.969.830 đ
- Trị giá CSSK ban đầu, phòng chống dịch: 328.422.000 đ
- Hoạt động sơ cấp cứu: 80.737.000 đ
- Hiến máu nhân đạo: 1.007.112.000 đ
- Khám chữa bệnh nhân đạo:1.020.051.000 đ
- Bếp ăn từ thiện: 832.647.830 đ với 41.632 xuất cơm từ thiện phục vụ bệnh nhân nghèo.
d. Hoạt động bảo trợ chăm sóc nạn nhân chất độc da cam: 1.074.620.000 đ
e. Xây dựng các quỹ: 1.115.041.000 đ - Trong đó quỹ cuộc vận động mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo là : 114.000.000 đ
f. Tổng hoạt động chức năng từ năm 2010-2015: 23.149.466.100 đ
Hội Chữ thập đỏ các cấp không ngừng nêu cao vai trò nồng cốt trong công tác nhân đạo, từ thiện góp phần giảm bớt những gánh nặng, khó khăn mà các đối tượng dễ bị tổn thương gánh chịu trong cuộc sống. Qua đó các cấp Hội đã đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ nhất là đội ngũ cán bộ, công chức trẻ phù hợp và đáp ứng được nhiệm vụ công tác Hội trong tình hình mới, đồng thời để tạo nguồn bổ sung cán bộ lãnh đạo, quản lý cho Đảng, chính quyền các cấp.
5.Việc đa dạng hóa các hình thức hoạt động nhân đạo:
Công tác ttập hợp Hội viên – tình nguyện viên đã được đổi mớ theo hướng đa dạng hóa, kết hợp với các đoàn thể, các tổ chức giáo dục, nhà trường, tôn giáo, vận động các mạnh thường quân tham gia làm công tác nhân đạo, Công tác quản lý tình nguyện viên tại các cấp Hội Thường xuyên được quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để người tình nguyện tham gia hoạt động tốt ở nhiều lĩnh vực, đồng thời bảo đảm quyền là lợi ích hợp pháp đối với các tổ chức tình nguyện Chữ thập đỏ, tình nguyện viên CTĐ tham gia hoạt động nhân đạo, trong cuộc sống, công tác và năng cao nâng lực tình nguyện CTĐ ở đại phương.
Củng cố, kiện toàn lại Câu lạc bộ Người tình nguyện các năm qua của cấp mình một cách thiết thực đủ sức làm nồng cốt cho hoạt động nhân đạo ở mỗi cấp Hội, đảm bảo mỗi Câu lạc bộ có từ 15 – 20 thành viên, ra mắt có quyết định công nhận và xây dựng quy chế làm việc của CLB.
Trên cơ sở quán triệt quan điểm Chỉ thị số 43 của Ban Bí thư, công tác phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân từng bước đi vào hiệu quả và đạt được những kết quả tích cực. Thông qua công tác phối hợp các phong trào, cuộc vận động của Hội Chữ thập đỏ trở thành những phong trào thi đua sôi nổi trong các cấp hội, làm phong phú, đa dạng hoạt động nhân đạo từ thiện xã hội; ngoài ý nghĩa nhân đạo, từ thiện Hội đã góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội.
6.Kết quả, hiệu quả của các quy chế phối hợp, NQ liên tịch, chương trình phối hợp:
- Kết quả cụ thể hóa chỉ thị 43-BCT/TW của các cấp chính quyền
Qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 43 đối với các cấp chính quyền đã không ngừng tăng cường sự quan tâm đối với công tác Hội các cấp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các cấp Hội hoạt động đi vào chiều sâu và nhận định rõ vai trò quan trọng của công tác Hội đã góp phần tích cực cho các hoạt động xã hội, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân, nhất là những đối tượng dễ tổn thương trong xã hội cần sự trợ giúp của Nhà nước và sự chung tay cộng đồng, góp phần giảm bớt những khó khăn, mặc cảm vươn lên trong cuộc sống.
Vai trò Nhà nước được thể hiện trong việc thể chế hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng về hoạt động nhân đạo thành chính sách, pháp luật, về quản lý Nhà nước đối với hoạt động nhân đạo, tổ chức và hoạt động của Hội Chữ thập đỏ, về chính sách tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ Hội các cấp và tạo điều kiện về cơ sở vật chất để các cấp hội hoạt động, phát huy vai trò của Hội Chữ thập đỏ trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là ở cơ sở.
- Kết quả thực hiện của các ngành, MTTQ và các đoàn thể
Qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 43 đã có nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức, hiểu được vị thế, vai trò công tác Hội Chữ thập đỏ đối với các ngành được xem là nhân tố tích cực trong công tác dân vận đối với các phong trào, các cuộc vận động. Vì thế Hội Chữ thập đỏ và các ngành phải luôn có sự phối hợp đồng bộ trên nhiều lĩnh vực giữa các ngành với các cấp Hội để hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ của địa phương. Qua đó thành phố Hội cùng các sở, ban, ngành của thành phố đã chủ động phối hợp, xây dựng quy chế, chương trình phối hợp liên tịch trên nhiều lĩnh vực hoạt động nhân đạo, từ thiện; kịp thời điều chỉnh, bổ sung nhằm hoàn thiện các chương trình phối hợp, có đánh giá rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện các quy chế, chương trình liên tịch để phát huy vai trò nòng cốt của Hội Chữ thập đỏ các cấp trong thành phố.
Mặt trận Tổ quốc luôn là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với các tầng lớp nhân dân, luôn nêu cao tinh thần Đại đoàn kết dân tộc, tạo điều kiện và có sự phối hợp chặt chẽ với Hội Chữ thập đỏ các cấp thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, đảm bảo công khai, minh bạch, phát huy dân chủ, công bằng trong công tác giảm nghèo, tạo điều kiện giúp đỡ hộ nghèo, nạn nhân chất độc da cam, trẻ mồ côi, người già cô đơn, cơ nhỡ .v.v. như hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà tình thương, nhà Chữ thập đỏ, trao tặng quà, học bổng, vận động khám trị bệnh, cấp thuốc miễn phí, hỗ trợ vốn sản xuất, để các đối tượng khó khăn có điều kiện hòa nhập cộng đồng và hướng đến một xã hội phát triển bền vững vì mục tiêu chung của đất nước.
Các đoàn thể: luôn có sự phối hợp đồng bộ, xây dựng quy chế, chương trình phối hợp liên tịch trong thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ cho Hội viên hộ nghèo các đoàn thể, đặc biệt là các hội viên có người thân nhiễm CĐDC, người khuyết tật, khó khăn trong cuộc sống bằng nhiều hình thức như: công tác hỗ trợ, cho vay vốn, hùn vốn giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, giúp đỡ nhau về cây con giống, vật tư phục vụ sản xuất, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm… góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình và thực hiện tốt công tác nhân đạo ở địa phương.
III.ĐÁNH GIÁ CHUNG
Nhận xét chung
Trong 5 năm qua Thành ủy đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo sâu sát, tạo điều kiện thuận lợi, mở ra những bước ngoặc quan trọng để các cấp Hội tăng cường hoạt động mang lại hiệu quả tích cực góp phần giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội của thành phố. Đặc biệt quan tâm về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để tạo nguồn bổ sung cán bộ lãnh đạo, quản lý cho đảng, chính quyền, nhất là đội ngũ cán bộ, hội viên có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện đảm bảo số lượng cán bộ chuyên trách cấp thành phố và cơ sở hội, các chế độ chính sách tiền lương, phụ cấp đối với cấp xã hiện tại thực hiện theo quy định Nghị định 121/CP của Chính phủ.
Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị các cấp ủy đảng cùng chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân đã có bước chuyển biến tích cực về nhận thức vai trò nồng cốt của Hội chữ thập đỏ các cấp trong các hoạt động xã hội nhân đạo, từ thiện, thể hiện rõ vai trò công tác nhân đạo, từ thiện là bộ phận quan trọng trong công tác dân vận của Đảng, là nhiệm vụ của mỗi cấp ủy đảng, của cán bộ, đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị, góp phần giáo dục, đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong thực hiện chính sách xã hội của Đảng.
Các cấp Hội cũng xác định rõ vị trí, vai trò và nhiệm vụ của mình, luôn nêu cao tinh thần cách mạng, nâng cao nhận thức, không ngừng phấn đấu học tập nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn đáp ứng mọi nhiệm vụ công tác Hội trong tình hình mới, được cấp ủy đảng, chính quyền đánh giá cao vai trò hoạt động các cấp Hội thật sự là nguồn lực quan trọng cả về vật lực, tài lực và nhân lực đã thu hút, tập hợp mọi tầng lớp trong xã hội tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện nhằm hướng đến một cộng đồng tương lai tốt đẹp hơn mà nồng cốt là Hội CTĐ các cấp giữ vai trò chủ đạo trong các hoạt động. Điển hình về xây dựng hội đã lập hồ sơ đề nghị khen thưởng tập thể Hội CTĐ thành phố Bảo Lộc; ông Trần văn Công chủ tịch Hội CTĐ xã Đại Lào, ông Trương đức Tài chủ tịch Hội CTĐ trường PTTH Lộc Thanh, đề nghị tuyên dương các Hội CS thực hiện tốt Chỉ thị 43-CT/TW là: CTĐ phường II, CTĐ Phường I, CTĐ xã Đại Lào, CTĐ THPT Lộc Thanh, CTĐ THPT Lộc Phát, CTĐ THPT Chuyên, CTĐ phường Blao, CTĐ phường Lộc sơn, CTĐ Lộc Nga…
Các cấp Hội ở cơ sở đã đa dạng mở rộng tập hợp hội viên, các tổ chức, câu lạc bộ người tình nguyện làm công tác nhân đạo, đây là lực lượng quan trọng là cánh tay nối dài trong suốt quá trình hoạt động của hội nhằm vận động mọi nguồn lực xã hội, góp phần cùng chăm lo tốt cho các đối tượng dễ bị tổn thương, để họ không mặc cảm mà hòa nhập cộng đồng.
Những hạn chế yếu kém
Bên cạnh những chuyển biến tích cực, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, một số cấp ủy cơ sở đảng, chính quyền chưa nhận thức sâu và đầy đủ trách nhiệm của hoạt động nhân đạo trong tình hình mới, biểu hiện có lúc, có nơi chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động của đội ngũ này; một số đơn vị Hội Chữ Thập Đỏ hoạt động thiếu tính chủ động, trong tổ chức thực hiện còn trông chờ chỉ đạo của cấp trên, chưa phát huy tốt tiềm năng và thế mạnh của lực lượng cán bộ - hội viên tại địa phương, đơn vị mình. Có nơi chậm củng cố kiện toàn đội ngũ cán bộ Hội Chữ Thập Đỏ ở tổ dân cư. Nội dung, chất lượng công tác nhân đạo ở một số chi hội còn hạn chế chưa thật sự đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới hiện nay.
Chưa quan tâm đúng mức đến việc kiện toàn tổ chức Hội Chữ Thập Đỏ nhất là ở thôn tổ, trường học và xã phường, có đơn vị khó khăn nhiều năm chưa tháo gỡ được về nhân sự chủ chốt ( Lộc Tiến), chủ tịch hội cơ sở chưa là đảng viên…
- Công tác tham mưu của Hội Chữ Thập Đỏ thị xã và chữ thập đỏ xã phường chưa thường xuyên liên tục, các biện pháp tổ chức thực hiện chưa quyết liệt, có một bộ phận cán bộ hội viên còn trông chờ ỷ lại, thiếu nỗ lực vươn lên nên kết quả công tác nhân đạo còn hạn chế.
- Tỉ lệ hội viên/dân số còn thấp : 4,5%, (21 người dân/01 HV)[1]chất lượng chi hội, hội viên còn thấp, số hội viên – cán bộ năng nổ nhiệt tình với hoạt động nhân đạo còn ít.
- Việc đầu tư từ ngân sách nhà nước hỗ trợ cho công tác nhân đạo còn thấp, cơ sở vật chất và trình độ cán bộ của Hội Chữ Thập Đỏ còn nhiều bất cập so với yêu cầu của tình hình mới.
Nguyên nhân
Nguyên nhân đạt được:
- Được Đảng bộ quan tâm, vấn đề nhân đạo từ lâu đã trở thành truyền thống trong cán bộ hội viên và nhân dân, công tác chỉ đạo kịp thời, định hướng cho Hội Chữ Thập Đỏ hoạt động phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, Cấp ủy Đảng đã quan tâm đến công tác tổ chức và cán bộ của Hội Chữ Thập Đỏ, do đó công tác chữ thập đỏ đã có những đóng góp thiết thực và công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
- Các cấp chính quyền đã quan tâm chỉ đạo, cụ thể hóa chỉ thị, giúp đỡ Hội Chữ Thập Đỏ điều kiện hoạt động, Mặt Trận và các ban ngành đoàn thể đã phối hợp chặt chẽ với Hội Chữ Thập Đỏ trong các hoạt động vận động nhân dân tạo điều kiện cho Hội Chữ Thập Đỏ thực hiện công tác nhân đạo tốt hơn.
- Hội Chữ Thập Đỏ thành phố và cơ sở đã chủ động hơn trong việc tham gia quán triệt và triển khai thực hiện chỉ thị 43-CT/TW, biết vận dụng linh hoạt các nhiệm vụ, chức năng của hội trong điều kiện thực tiễn của địa phương theo từng giai đoạn, tranh thủ được sự lãnh đạo và biết phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong công tác tổ chức và triển khai các hoạt động nhân đạo ngày càng có chất lượng hơn, tổng giá trị hoạt động chức năng năm sau cao hơn năm trước.[2]
Tồn tại:
- Sự chỉ đạo của cấp ủy và Ủy ban nhân dân các cấp chưa liên tục, việc triển khai và quán triệt Chỉ thị 43 trong thời điểm đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IV, nên chưa quan tâm đầu tư đúng mức, một số Cấp ủy cơ sở chưa có kế hoạch giúp đỡ Hội Chữ Thập Đỏ tháo gỡ khó khăn để vươn lên, chưa phát huy hết vai trò và tác dụng của Hội Chữ Thập Đỏ trong việc thực hiện chính sách xã hội tại địa phương. Không xây dựng Ban chỉ đạo để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, tổ chức sơ tổng kết nội dung chuyên đề chỉ thị 43.
Kiến nghị, đề xuất các chủ trương, giải pháp:
- Đề xuất Thành ủy tiếp tục chỉ đạo cấp ủy cơ sở tiếp tục quan tâm đến công tác cán bộ và điều kiện hoạt động của Hội Chữ Thập Đỏ xã phường, trường học. Hình thành Ban chỉ đạo để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, tổ chức sơ tổng kết nội dung chuyên đề theo nội dung chỉ thị 43-CT-TW của Ban bí thư TW Đảng về “Củng cố tổ chức, phát huy tác dụng tích cực của Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam ”
- Ủy ban nhân dân thành phố và UBND xã – phường cần tiếp tục quan tâm hỗ trợ kinh phí và điều kiện hoạt động chữ thập đỏ cấp xã phường và tổ dân cư tương xứng với sự nỗ lực vận động chương trình nhân đạo tại địa phương.
Một số kinh nghiệm bước đầu:
Một là: Nơi nào vai trò chỉ đạo của cấp ủy, quản lý nhà nước, phối hợp của các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân được phát huy thì nơi đó tổ chức hội mạnh.
Hai là: Xây dựng tổ chức Hội cần quan tâm phát huy vai trò chủ động tham mưu, tính năng động, sáng tạo của cán bộ hội, gắn với quy hoạch, đào tạo đảm bảo tính kế thừa; thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ hội, nhất là cơ sở.
Ba là: Trong tổ chức các phong trào phải coi trọng công tác truyền truyền các giá trị nhân đạo cả chiều sâu, lẫn chiều rộng. Chú trọng việc xây dựng, đúc kết, nhân rộng các mô hình tốt, cách làm hay, có hiệu quả, khen thưởng kịp thời; biết khơi dậy truyền thống tương thân tương ái của dân tộc, của Hội, lòng nhiệt huyết của hội viên và quần chúng nhân dân, đó là yếu tố quan trọng để phong trào hội phát triển bền vững.
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM TRONG NHỮNG NĂM TỚI
1. Tham mưu cấp ủy Đảng tiếp tục lãnh đạo việc triển khai, quán triệt Chỉ thị số 43-CT/TW của Ban Bí thư (khóa X); tạo sự chuyển biến hơn nữa về nhận thức và trách nhiệm đối với công tác Hội Chữ thập đỏ. Quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để Hội Chữ thập đỏ hoạt động.
2. Phối hợp chặt chẽ với các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội các cấp vận động các tầng lớp nhân dân tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện đồng thời mở rộng và nâng cao chất lượng công tác liên tịch phối hợp giữa các ngành, đoàn thể nhân dân với Hội Chữ thập đỏ ở các cấp, nhất là cấp cơ sở; định kỳ sơ, tổng kết rút kinh nghiệm các chương trình, kế hoạch liên tịch, kịp thời bổ sung, điều chỉnh kế hoạch phù hợp với thực tiễn tại địa phương, đơn vị. Tiếp tục tổ chức và thực hiện chặt chẽ, có hiệu quả hơn cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” ở các địa phương trong tỉnh.
Tập trung củng cố, kiện toàn tổ chức hội và phát triển hội viên và người tình nguyện Chữ thập đỏ rộng khắp địa bàn; xây dựng tổ chức hội các cấp trong tỉnh vững mạnh; tiếp tục chăm lo công tác cán bộ hội, đảm bảo đủ sức làm nòng cốt trong các hoạt động nhân đạo xã hội, từ thiện; thường xuyên chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên.
3. Tổ chức tốt các hoạt động xã hội, chăm lo các đối tượng xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động về ứng phó với các tình huống khẩn cấp, phòng chống thiên tai; triển khai đều khắp các hoạt động chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng, vận động hiến máu nhân đạo và các nguồn quỹ hội để chăm lo cho các đối tương.
V. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để tranh thủ sự lãnh đạo, ban hành các chủ trương, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nhân đạo và hỗ trợ nguồn lực cho hoạt động Chữ thập đỏ.
2. Phối hợp chặt chẽ với Ban ngành, đoàn thể địa phương để triển khai, thực hiện các hoạt động xã hội nhân đạo. Duy trì, phát huy và mở rộng các mô hình nhân đạo tại địa phương.
3. Đẩy mạnh công tác tuyền truyền giáo dục về giá trị nhân đạo, tuyên truyền về tổ chức Hội và phong trào Chữ thập đỏ thông qua các hình thức và các kênh truyền thông tại địa phương.
4. Huy động, vận động các nguồn lực từ các tổ chức, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài địa phương để giúp đỡ các gia đình khó khăn, cộng đồng nghèo, góp phần vào nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước trong việc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
5. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động của Hội và phong trào Chữ thập đỏ tại địa phương. Chú ý kịp thời tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân xuất sắc.
Trên đây là báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Hội Chữ thập đỏ từ hệ thống Hội CTĐ thành phố Bảo Lộc.
Không có nhận xét nào