Kế hoạch Dự phòng và ứng phó thảm họa năm 2013


KẾ HOẠCH
Dự phòng và ứng phó thảm họa
 năm 2013
         
          Thực hiện sự chỉ đạo của Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lâm Đồng về việc lập kế hoạch dự phòng và ứng phó thảm họa năm 2013, nhằm chủ động đối phó có hiệu quả với thiên tai năm 2013 và từng bước nâng cao hiệu quả, đáp ứng được tình hình biến đổi khí hậu ở nước ta ngày càng phức tạp, căn cứ thực tế tình hình thiên tai và các hiểm họa tiềm ẩn ở địa phương, Hội Chữ thập đỏ thành phố Bảo Lộc lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó thảmh họa với các nội dung như sau:

          I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
          - Giảm tối thiểu các rủi ro thiệt hại do thiên tai thảm họa gây ra, bảo vệ được tính mạng, tài sản con người.
          - Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng của đội ngũ cán bộ, Hội viên, thanh niên Chữ thập đỏ xung kích, tình nguyện viên Chữ thập đỏ các cấp đối với công tác và phòng ngừa ứng phó thảm họa (PNƯPTH).
          - Cung cấp mô hình chung đối với việc lập kế hoạch PNƯPTH cho các chi hội, thôn, buôn, khu phố trong phạm vi địa phương.

          II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
          1. Đặc điểm, tình hình thảm họa, hiểm họa ở Bảo Lộc
          - Bảo Lộc là một thành phố Nam Tây Nguyên của tỉnh Lâm Đồng, hàng năm cũng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa như: bảo, lốc xoáy, sạt lở đất….Theo số liệu thống kê của Ban chỉ huy phòng chống bảo lụt và tìm kiếm cứu nạn Thành phố, hàng năm Bảo Lộc bị tác động, ảnh hưởng từ 1-3 cơn lốc xoáy, mỗi năm gay thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người; làm mất mát, hư hỏng các tài sản nhân dân, ảnh hưởng xấu đến việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương; gây ô nhiễm, tàn phá môi trường.
          Về thời gian xảy ra thiên tai: từ tháng 7 đến tháng 10 hằng năm. Tuy nhiên, do tình hình thời tiết thay đổi (do tác động của sự biến đổi khí hậu toàn cầu) nên trong những năm gần đây thiên tai thường diễn biến bất thường.

          2. Kế hoạch PNƯPTH
            2.1.Các hoạt động phòng ngừa, ứng phó:
            - Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác phòng, chống thảm họa tại cộng đồng.
            - Tập huấn tuyên truyền về kiến thức biện pháp phòng ngừa ứng phó thảm họa dựa vào cộng đồng, ưu tiên vận dụng tối đa các nguồn lực, vật lực sẵn có tại địa phương.
   Lập kế hoạch sơ tán di dời nhân dân trong các tình huống khẩn cấp theo điều kiện của thực tế của địa phương và đặc điểm, tình hình thiên tai, thảm họa.

2.2. Khung kế hoạch PNƯPTH
STT
Hoạt dộng
Người chịu trách nhiệm
Thời gian thực hiện
Điều kiện đảm bảo
Ghi chú
1
Kiểm tra công tác chuẩn bị PNƯPTH của địa phương phụ trách: công tác di dời, sơ tán dân, vị trí tập kết, sơ tán; việc chuẩn bị lương thực, thực phẩm, nước uống…
Đồng chí phụ trách địa bàn, phối hợp với các xã, phường
Trước thiên tai xảy ra.
Phương tiện đi lại.

2
Nắm tình hình thiên tai thảm họa và các tổn thất, thiệt hại về người, tài sản của nhân dân, đồng thời tổ chức các hoạt động ứng phó.
Lãnh đạo phụ trách địa bàn; Thường trực các xã, phường; đội TNCTĐXK, đội TNV CTĐ, đội SCC…
Trong và sau thảm họa
-Phương tiện di chuyển.
- Trang thiết bị, vật dụng y tế.
- Lương thực cứu trợ sản có.


3
Tổ chức các hoạt động cứu trợ, phục hồi tái thiết và vận động, kêu gọi hỗ trợ.
Lãnh đạo phụ trách địa bàn; Thường trực các xã, phường; đội TNCTĐXK, đội TNV CTĐ, đội SCC…
- Sau thảm họa
-Lương thực, thực phẩm, nước uống, đồ gia dụng
-Phương tiện vận chuyển.
- Lực lượng hỗ trợ sẵn có.

          2.3. Phân công nhiệm vụ:
          - Đồng chí Chủ tịch: Trần Hữu Đông - Phụ trách chung, chỉ đạo các xã, phường thực hiện tốt việc lập kế hoạch phòng ngừa thảm họa và phương án ứng phó cụ thể của địa phương;
          - Đồng chí Phó Chủ tịch: Nguyễn Minh Hà - phụ trách công tác quản lý, điều phối các nguồn lực, hậu cần phục vụ trong PNƯPTH;
          - Đồng chí ủy viên Thường trực: Hoàng Thị Hòa - Phụ trách công tác lập kế hoạch PNƯPTH;
          - Các bộ phận còn lại: Văn phòng, kế toán , thủ quỹ, thủ kho và các phòng Ban phối hợp chịu trách nhiệm tham mưu, trợ giúp lãnh đạo trong công tác tiếp nhận, quản lý, điều phối, cung cấp nguồn lực, vật lực, đồng thời phối hợp ccùng các xã, phường thực hiện tốt các biện pháp PNƯPTH đã được lập kế hoạch.
          III. Biện pháp thực hiện
          - Các địa phương, đơn vị căn cứ kế hoạch khung và các yêu cầu đề ra chủ động lập kế hoạch PNƯPTH, lập tờ trình xin hỗ trợ kinh phí, đồng thời chuẩn bị các trang thiết bị, dụng cụ, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương thực hiện tốt các biện pháp PNƯPTH.
          - Các đồng chí Thường trực Thành hội thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo Hội Chữ thập đỏ các địa phương thực hiện tốt công tác PNƯPTH tại địa bàn phụ trách.
          Đề nghị các xã, phường, các đồng chí Thường trực Thành hội, các bộ phận Thành hội có liên quan căn cứ kế hoạch triển khai thực hiện, đảm bảo các nội dung yêu cầu. 
 TÓM TT KẾ HOẠCH
Phòng ngừa ứng phó thảm họa năm 2013
1.THÔNG TIN CHUNG

- Các thảm họa đã xảy ra trong 10 năm gần đây tại Bảo Lộc:
1. Áp thấp nhiệt đới, lốc xoáy và bảo.
2. Mưa lớn.
3. Sạt lở đất.
4.Sấm sét.
5. Cháy rừng, hỏa hoạn
- Dự kiến hiểm họa lớn sẽ xãy ra: Áp thấp nhiệt đới, bảo, lốc xoáy.
* Các biện pháp ứng phó, dự phòng:
1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng đối với công tác phòng chống lụt bảo, gió lốc, cháy rừng…
2. Nâng cao năng lực cho lực lượng PNƯPTH thông qua việc tập huấn kiến thức, kỹ năng về giảm thiểu rủi ro thảm họa; thành lập đội xung kích sẵn sàng tham gia phối hợp ứng phó.
4. Huy động lực lượng tại chổ nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, giải tỏa các chướng ngại vật trong phạm vi thoát lũ của các công trình, ngăn chặn chặt phá rừng.
2.CÁC THÔNG TIN VỀ HIỂM HỌA DỰ KIẾN

Xã, phường có nguy cơ cao
Tổng số dân
Số dân có nguy
 cơ bị ảnh hưởng
Dự kiến du cầu cần cứu trợ nhân đạo
Xã Đamb’ri
9.533
500
- Cứu trợ khẩn cấp: mì tôm, gạo, hóa chất xử lý nước, vật dụng gia đình (thùng hàng), xăng, dầu, áo mưa, thuốc khử trùng, lều bạt…
-         Cứu trợ phục hồi, tái thiết:
Hỗ trợ xây nhà tạm, tôn, gỗ, hỗ trợ kinh tế (giống, phân bón), tập huấn, dạy nghề…
Xã Đại Lào
11.873
1000
Xã Lộc Châu
17.500
1000
Xã Lộc Nga
1.300
300
Xã Lộc Thanh
10.065
500
Phường B’lao
11.836
500
Phường Lộc Sơn
19.500
1200
Phường Lộc Tiến
14.130
800










3. NHỮNG KHU VỰC SƠ TÁN DÂN ĐÃ CHUẪN BỊ ĐỂ ỨNG PHÓ.
Tên/địa chỉ
Khả năng đáp ứng được bao nhiêu người
Các dịch vụ phương tiện sẵn có
-         Trường học
-         Nhà văn hóa
-         trụ sở UBND
-         Nhà kiên cố của hộ dân
- Trường học: 400-500 người/điểm trường.
- Nhà VH: 100-200 người/điểm.
- Trụ sở UBND: 200-300 người/điểm.
- Nhà dân: 10-15 người/hộ
- Ghe của hộ gia đình.
- ghe /canô cứu hộ của Đội cứu hộ.
- Xe ôtô, xe máy.

4.KẾ HOẠCH BAN CHỈ HUY PCLB &TKCN THÀNH PHỐ

Lĩnh vực
Kế hoạch hành động
Sơ tán – nơi tạm trú
- Công an, biên phòng, Thành đội phối hợp với chính quyền địa phương.
Cứu trợ/hậu cần
- Mặt trận TQVN thành phố, phòng LĐTBXH thành phố. Hội CTĐ TP. Bảo Lộc, Hội LHPN…
Y tế
- Phòng Y tế thành phố.
Nước sạch
- Phòng Y tế thành phố.
An ninh lương thực - thực phẩm
- Phòng NN &PTNT thành phố.
Nhu cầu khác:


6.KẾ HOẠCH HỘI CHỮ THẠP ĐỎ THÀNH PHỐ
Lĩnh vực
Kế hoạch hành động
Sơ tán - nơi tạm trú
 - Chữ thập đỏ các cấp phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương thực hiện việc tuyên truyền, vận động nhân nhân dân chủ động di dời, sơ tán đến nơi an toàn trước thiên tai thảm họa.
- Chủ động phối hợp với các ban, ngành điều tra và tổ chức tốt các hoạt động SCC, CSSK; kêu gọi hỗ trợ và tổ chức cứu trợ khẩn cấp, cứu trợ dài hạn cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai
Cứu trợ/hậu cần
Y tế
Nước sạch
An ninh lương thực - thực phẩm
Nhu cầu khác
  
7.KHẢ NĂNG CỦA HỘI CHỮ THẬP ĐỎ
Lĩnh vực
Kế hoạch hành động
Nguồn nhân lực &
 các đội ứng phó khẩn cấp

Cứu trợ
- Kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh hỗ trợ.
- Quản lý và điều phối các nguồn hàng cứu trợ.
Hậu cần
- Số ôtô có sẵn: 01 chiếc.
Y tế
- Phối hợp với phòng Y tế thành phố, quân y biên phòng thành phố tổ chức khám, cấp thuốc miễn phí.
- Huy động các tình nguyện viên SCC Chữ thập đỏ các cấp.
Các đội ứng phó khẩn cấp

Khả năng khác


8.CÁC CAM KẾT TRƯỚC THẢM HỌA VỚI CÁC ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC,CÁC BÊN LIÊN QUAN VỚI THÀNH HỘI
Tên người /tổ chức đại diện trong và ngoài tỉnh, ngoài nước
Loại hình giúp đỡ


Không có nhận xét nào